DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI FORUM LỚP DÂN SỰ 34B TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phần mềm học 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng nhất - 100% Hiệu Quả
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby thongpro31 Sat May 16, 2015 2:03 pm

» Cơ hội để sinh viên khoá sau tiếp tục sử dụng diễn đàn
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Sun Mar 16, 2014 10:59 pm

» Sài Gòn Web Đẹp - Chuyên cung cấp sỉ lẻ Smart phone và thiết kế website trọn gói cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức với giá siêu rẻ
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Fri Sep 13, 2013 10:17 am

» Thông báo về lễ tốt nghiệp
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:29 pm

» Thông báo tuyển chuyên viên luật tại Quảng Ngãi
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:22 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby kaka Sun Aug 25, 2013 6:19 pm

» Quy trình tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Tuyển cộng tác viên đăng tin quảng cáo làm việc tại nhà
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:21 pm

» Nghị quyết mới môn LTTDS
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Ngo Tam Sat Jun 29, 2013 11:27 pm

» THÔNG BÁO VỀ LỊCH ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Thu Jun 27, 2013 11:32 am

» Điểm bộ phận TTHS
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Thu Apr 25, 2013 7:48 pm

» Về đề thi môn TTHS (Mới nhất)
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Mon Apr 08, 2013 10:48 pm

» Nhanh tay click - ăn cháo sạch dài lâu
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby 4TCenter Fri Mar 29, 2013 2:55 pm

» Ôn tập TTHC
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeby Admin Thu Mar 28, 2013 7:15 pm

Monthly Hot Music

Top posters
kaka
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
ronaldo
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
Admin
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
hoàngngấn
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
EnbacMIG
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
MoonQn307
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
darkcrystal_hongxuan
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
heomoiden
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
thuha_qt
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
vanlinh
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_leftDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_centerDƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Poll_right 
Advertisements
Lượt truy cập
thiết kế website giá rẻ Smart phone giá sốc
SEO website 
Liên kết
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Go down 
Tác giảThông điệp
kaka
Forum VIP
Forum VIP



Tổng số bài gửi : 466
Points : 5245
Thanks : 0
Join date : 14/08/2011

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Empty
Bài gửiTiêu đề: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI   DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Icon_minitimeSun Sep 25, 2011 11:09 am

TS. HOÀNG BÁ THỊNH – Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình – Trường Đại học KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.

1. Định nghĩa Hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Trong điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và
gia đình (năm 2000) có định nghĩa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu
tố nước ngoài, như sau:

Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
là quan hệ hôn nhân và gia đình: a) giữa công dân Việt Nam và người
nước ngoài; b) giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam;
c) giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài
”.

Trong bài viết này, chúng tôi xem vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở nghĩa thứ nhất của thuật ngữ này, đó là hôn nhân “giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài”,
và cũng giới hạn ở phạm vi hẹp hơn nữa: phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước
ngoài (chứ không xem xét khía cạnh nam giới Việt Nam lấy vợ nước ngoài).


2. Dư luận xã hội và cuộc sống

Thuật ngữ dư luận xã hội (DLXH, tiếng Anh:
Public Opinion) là thuật ngữ được dùng nhiều trong đời sống xã hội và
trong một số ngành khoa học như xã hội học, tâm lý học xã hội, báo chí
v.v.. dư luận xã hội được coi là những trạng thái đặc trưng của ý thức
xã hội, tâm trạng xã hội. Có thể hiểu rằng DLXH chính là một thành phần
thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội và tính chất của nó bị quy định
bởi tính chất các quan hệ kinh tế trong xã hội. Mặc dù vậy, với tư cách
là một phần của thượng tầng kiến trúc, DLXH cũng có sự độc lập tương đối
với hạ tầng cơ sở. Thí dụ, có những lúc DLXH lại tỏ ra bảo thủ hơn so
với sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong xã hội, cũng có những
lúc nó lại “đi nhanh hơn” so với hạ tầng xã hội.



Có nhiều định nghĩa khác nhau về “dư luận xã
hội”, diển hình là một số định nghĩa sau. Theo nhà triết học cổ đại
Socrat thì “dư luận xã hội” là cái gì đó nằm giữa sự mù quáng và nhận
thức. Theo Kant: “dư luận xã hội” nằm ở cấp độ thấp hơn so với kiến thức
và niềm tin. Theo các tác giả hiện đại thì “dư luận xã hội” là ý kiến
được đông đảo công chúng chia sẻ và có thể tìm thấy ở mọi nơi.

Chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu về DLXH sau đây. Đó
là những ý kiến có tính chất phán xét, đánh giá về các vấn đề xã hội mà
nhóm công chúng cảm thấy có ý nghĩa với họ hoặc là vấn đề đó động chạm
đến lợi ích chung.


Chủ thể của DLXH là đơn vị xã hội mà ý kiến
được coi là dư luận (ý kiến) xã hội chứ không phải là một dạng ý kiến
nào khác. Đơn vị xã hội này có thể là nhóm xã hội, tập đoàn hay hệ thống
xã hội tùy theo cách tiếp cận.

Khách thể của dư luận xã hội: là vấn đề xã hội
động chạm đến lợi ích chung hoặc là có ý nghĩa đối với các nhóm công
chúng. Căn cứ của lợi ích chung và căn cứ của ý nghĩa ở đây chính là các
giá trị và chuẩn mực chung (Nguyễn Quý Thanh, 2005).

Các thuộc tính của dư luận xã hội: có năm thuộc tính cơ bản:

-Khuynh hướng: thể hiện ở chỗ tỏ thái độ đồng
tình, phản đối, lưỡng lự, chưa rõ thái độ đối với vấn đề xã hội mà nó đề
cập đến. Người ta cũng có thể phân chia theo khuynh hướng tích cực hay
tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu.

-Cường độ: thể hiện sức căng về ý kiến của mỗi khuynh hướng dư luận xã hội.

- Sự thống nhất và xung đột của dư luận xã hội:
theo các nhà xã hội học, đồ thị phân bố dư luận xã hội hình chữ U là
biểu thị sự xung đột, hình chữ J là biểu thị sự thống nhất.

-Tính ổn định, độ bền vững thể hiện ở chỗ: dư luận xã hội có dễ bị thay đổi hay không khi có những tác động bổ sung. Ví dụ như cung cấp thêm những thông tin mới.

- Sự tiềm ẩn: dư luận xã hội có thể ở dạng
tiềm ẩn, không bộc lộ bằng lời. Có người dùng thuật ngữ “dư luận của đa
số im lặng” để nói về trạng thái này (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương,
1999: 17- 21).

Dư luận xã hội và chuẩn mực xã hội có mối quan hệ rất
chặt chẽ. Tác động đầu tiên của dư luận xã hội đối với chuẩn mực xã hội
là tạo ra các chuẩn mực mới và loại bỏ các chuẩn mực lỗi thời. Sự ủng
hộ sẽ tăng lên nếu như người dân nhận thức được hành vi đó phù hợp với
trình độ phát triển cơ bản của xã hội, ngược lại hành vi đó vẫn bị coi
là hành vi lệch lạc.

Trong trường hợp họ nhận thức được hành vi không phù
hợp với định hướng phát triển cơ bản của xã hội thì hành vi đó tiếp tục
bị phê phán và vẫn là hành vi lệch chuẩn.

Các chức năng của dư luận xã hội: đánh giá; điều chỉnh các mối quan hệ xã hội; giáo dục; giám sát; tư vấn, phản biện; giải toả tâm lý – xã hội.

Cơ chế hình thành dư luận xã hội: các nhà xã hội học
thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai đoạn: 1) Giai
đoạn tiếp nhận thông tin; 2) giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; 3)
giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; 4) giai đoạn hình thành dư
luận chung (Ban tư tưởng – văn hoá trung ương, 1999: 27).

Các con đường hình thành dư luận xã hội. Chủ
yếu có 2 con đường sau:1) Hình thành qua kênh giao tiếp cá nhân: con
đường này phổ biến trong các xã hội khi chưa có các phương tiện truyền
thông đại chúng. 2) Hình thành qua kênh giao tiếp đại chúng dưới tác
động của phương tiện truyền thông đại chúng: sự phổ biến thông tin qua
con đường này rất nhanh. Thông tin ban đầu đến với hàng triệu, thậm chí
hàng tỷ người.

Dư luận có nghĩa là phản ứng của nhân dân (đó là tán
thành, không tán thành, hay bàng quan) đối với những vấn đề đáng lưu ý
chung về chính trị và xã hội nảy sinh, như là: quan hệ quốc tế, chính
sách nội bộ, các ứng cử viên bầu cử, quan hệ dân tộc. Đó cũng là quan
niệm của A.K. Uledov về dư luận xã hội là “Sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độ của mọi người đối với các hiện tượng đời sống xã hội”. Mối quan hệ giữa truyền thông và dư luận có tính hai mặt:
ở khía cạnh thứ nhất, ảnh hưởng của dư luận đến truyền thông còn khía
cạnh thứ hai thì ngược lại: sự ảnh hưởng của truyền thông đến dư luận.

Trong xã hội hiện đại, DLXH thường được phản ánh qua
các phương tiện truyền thông đại chúng, và truyền thông địa chúng qua
các sản phẩm của mình lại làm tăng thêm DLXH.

3. Báo chí với việc Phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại: nhìn từ Hàn Quốc.

Tháng 4 năm 2006, có một bài viết đăng trên báo
Chosun (Hàn quốc) đề cập đến phụ nữ Việt nam lấy chồng Hàn quốc (HQ),
bài báo đã tạo nên một làn sóng dư luận phản đối dữ dội không chỉ ở Việt
Nam mà cả ở HQ, và nó không dừng ở lĩnh vực truyền thông đại chúng mà
còn tác động đến cả lĩnh vực ngoại giao.

Nhưng, điều gì tạo nên làn sóng phản đối quyết liệt
như vậy? Chúng ta thử xem, qua lăng kính báo chí nước ngoài nhìn nhận
vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào.

Có thể nói, người phụ nữ Việt Nam được xem như một
món hàng rất dễ mua, qua các quảng cáo trên báo chí ở HQ. Hiện nay ở HQ,
trên bất kỳ nhật báo nào cũng dễ dàng tìm thấy những lời quảng cáo như “Cô dâu Việt Nam đã sẵn sàng, chỉ cần có ý định (của bạn)”. Không những vậy, việc lấy vợ Việt Nam vô cùng dễ dàng, cho dù đàn ông HQ là người thế nào cũng có thể cưới được vợ Việt Nam “Người già, người muốn tái hôn, người đã có con, người khuyết tật đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam xinh đẹp”.
Để thêm sức thuyết phục cho việc tiếp thị lấy vợ Việt Nam, những quảng
cáo nói trên còn liệt kê chi tiết về những ưu điểm của con gái Việt Nam.
Đó không chỉ là vẻ hấp dẫn về hình thức như “dáng người đẹp nhất trên thế giới” và quyến rũ hơn so với phụ nữ ở một số nước trong châu lục “khác với phụ nữ Trung Quốc và Philippines, phụ nữ Việt Nam có mùi cơ thể dễ chịu” mà còn có những phẩm hạnh tuyệt vời như “xuất giá tòng phu”, “tôn trọng người già, thờ cúng tổ tiên đến bốn đời”, “giữ gìn trinh tiết và chung thuỷ với chồng”.[1]

Trong bối cảnh báo chí nhìn nhận việc kết hôn với phụ
nữ Việt Nam như vậy, cũng dễ hiểu vì sao nhật báo Chosun lại có thể
“bình thản kể lại một câu chuyện bất thường mà như là bình thường” sau
đây:

Trên bàn tiếp khách làm bằng tre, một người đàn
ông HQ đang ngồi. 11 phụ nữ đang hồi hộp với ước mơ thoát khỏi cái
nghèo. Người đàn ông HQ nhìn lướt qua một lượt khuôn mặt những cô gái
đang ngồi xếp chân sang một bên. Sau 20 phút, ông ta quyết định thôi
không chọn nữa và nói “Ôi, thật ngại quá, không biết chọn ai bây giờ
”.

Người đàn ông HQ này 35 tuổi, không nghề nghiệp, có
mẹ đang điều hành một quán ăn.Trước khi xem mắt trực tiếp 11 cô gái này,
ông ta đã xem qua ảnh của họ “Ông chuyển qua phòng bên cạnh, mở đĩa
CD có thời gian một tiếng rưỡi, thời gian ghi hình là tháng 4.2006. Trên
màn hình lần lượt xuất hiện 150 cô gái có mã số. Ống kính quay từ khuôn
mặt rồi đến toàn thân. Chỉ được 20 phút, ông lại bỏ cuộc. Có vẻ như ông
đã chọn được hai trong số 11 cô gái lúc nãy
”.

Người đàn ông HQ này sang Việt Nam tìm vợ, với mục đích về để giúp bà mẹ của mình, như lời ông ta hỏi với cô gái được chọn “Tôi
đang thất nghiệp nhưng sẽ xin việc làm. Mẹ tôi đã có tuổi và đang kinh
doanh một của hàng thức ăn nhỏ. Có nuôi mẹ tôi được không?
”. Cũng
chính vì mục đích lấy vợ về để phục vụ gia đình, nên người đàn ông HQ
này sau một lúc chần chừ cũng chọn Sen (cô gái xuất thân từ một vùng quê
nghèo khó, cách Tp. HCM bốn giờ xe chạy) vì “Mẹ tôi dặn đi dặn lại là chọn cô nào có tướng tá to lớn để mai mốt còn phục vụ cơm nước cho bà”.

Phải chăng vì lấy vợ Việt Nam dễ, giá thấp lại có
chất lượng cao như trên, nên xu hướng đàn ông HQ lấy vợ Việt Nam ngày
càng nhiều?


Theo Cục thống kê Hàn Quốc, chỉ trong vòng năm
năm, tỷ lệ kết hôn với người nước ngoài của HQ tăng lên ba lần, trong đó
tỷ lệ lấy vợ Việt Nam tăng lên đến 43 lần, năm 2001 là 134 người, đến
năm 2005 là 5.822 người. Con số này chiếm 1/5 tổng số người HQ kết hôn
với người nước ngoài, đứng thứ hai sau Trung Quốc (18.527 người). Nhưng
hầu hết phụ nữ Trung Quốc này có gốc là người Hàn. Như vậy, chiếm số
lượng nhiều nhất trong tổng số người nước ngoài mà đàn ông HQ kết hôn là
phụ nữ Việt Nam
”.

Bên cạnh những quảng cáo cho việc lấy vợ Việt Nam như
một món hàng dễ mua, cũng có những bài viết cho thấy sự khó khăn trong
đời sống gia đình của những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài “Phụ
nữ Châu Á đến HQ để kết hôn và có cuộc sống mới đều gặp rất nhiều khó
khăn vì sự khác biệt về mặt văn hoá và những định kiến ở Hàn quốc
” (Tuổi trẻ, 5.5.2006). Đồng thời, người HQ cũng băn khoăn khi thấy không ít đàn ông HQ chỉ có thể lấy vợ nước ngoài “Thật
đáng buồn khi nghĩ đến chuyện thanh niên ở các vùng quê phải ra nước
ngoài để kiếm vợ chỉ vì không thể kiếm được vợ ở Hàn quốc
”(Tuổi trẻ,
5.5.2006). Những kiểu quảng cáo xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Việt Nam như
vậy đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội ở HQ và đặc biệt ở Việt Nam, bởi
vì đó không đơn giản chỉ là “nỗi đau về trách nhiệm, mà đây còn là nỗi nhục hình ảnh phụ nữ Việt Nam dưới con mắt người nước ngoài”(Võ Văn Kiệt).

Có thể nói, dư luận HQ dẫu rằng có những phản ứng với
nhật báo Chosun về bài viết của phóng viên Chae Sung Woo, nhưng cũng
không thể phủ nhận một thực tế: những quảng cáo đó đang đáp ứng nhu cầu
của một bộ phận nam giới HQ đang gặp khó khăn trong hôn nhân với phụ nữ
trong nước. Và họ đến Việt Nam, một đất nước có thị trường hôn nhân
lý tưởng, dễ có cơ hội kết hôn bởi vì có nhiều cô gái – đặc biệt ở các
vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long – đang có giấc mơ đổi đời qua
việc kết hôn với người nước ngoài. Thêm nữa, Việt Nam và HQ có nhiều
điểm tương đồng về văn hoá, con người nên thế hệ con cái mai sau sẽ
không có những khác biệt nhiều so với người gốc HQ; như quan niệm của
người HQ “vì sự tương đồng về dung mạo nên khi sinh con sẽ không khác gì lắm với người HQ ” (Tuổi trẻ, 25.4.2006).

4. Dư luận xã hội trong nước về việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.

Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước dư luận xã hội và báo
chí cũng đã nhiều lần lên tiếng và cảnh báo trước hiện tượng kết hôn với
người nước ngoài ngày càng gia tăng. Từ năm 1995 đến nay, hàng trăm bài
báo ở Việt Nam đã điều tra các đường dây tuyển các thôn nữ đem về Tp.
HCM nuôi nhốt trong những phòng trọ, cho những người đàn ông lớn tuổi,
tật nguyền từ Trung Quốc, Đài Loan đến tuyển lựa. Chưa kể hàng trăm bài
báo mô tả cảnh cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc, Đài Loan bị ngược đãi, làm
vợ tập thể,…phải trốn về nước (Phụ nữ, 28.4.2006).

Có thể nói, qua báo chí đã cho thấy một sự biến đổi
chuẩn mực xã hội, giá trị xã hội trong quan niệm của các thôn nữ ở khu
vực đồng bằng sông Cửu Long về hôn nhân với người nước ngoài, qua việc
cải biên câu hát “Má ơi đừng gả con xa…” thành “Con xin má gả Đài Loan, tiền nhiều bạc lắm hân hoan trong lòng”. Có ý kiến nhận xét về đặc điểm hôn nhân với người nước ngoài hiện nay là “Xu
hướng lấy chồng HQ tăng lên, trẻ hoá cô dâu. Trước đây lấy chồng thì
được tiền, nay các cô thôn nữ bỏ tiền ra cưới chồng ngoại quốc
”. Báo
chí cũng đã phản ánh một trường hợp cô gái trẻ ở phía Bắc “cưới chồng”
Đài Loan với số tiền quy ra khoảng 10 tấn thóc. Bởi lý do kết hôn là ra
nước ngoài có việc làm:

Đi lao động Đài Loan thì phải tốn tiền môi giới, mà
hợp đồng lao động lại có hạn, chỉ phù hợp với những phụ nữ đã có gia
đình. Nếu các cô lấy chồng, tờ hôn thú sẽ đảm bảo cho các cô việc ở lại
Đài Loan làm việc tới … già. Thu nhập của các cô là niềm mong đợi của
gia đình ở quê nhà. Đó là những cuộc hôn nhân 2 trong 1, vừa có chồng,
vừa có việc làm. Số tiền các cô vay mượn bỏ ra mua chồng, sang đến Đài
Loan, đi làm vài tháng là dư trả” (Báo Phụ nữ Tp. Hồ Chí Minh, ngày
23.6.2006). Ngoài ra, để cải thiện đời sống gia đình, “báo hiếu cha mẹ”
cũng là một lý do quan trọng, như một nghiên cứu gần đây cho thấy động
cơ kết hôn với người Đài Loan thì “muốn giúp đỡ gia đình” chiếm tỷ lệ
cao nhất với 46.7% (Trần Thị Kim Xuyến, 2005: 78)

Có những luồng dư luận/ý kiến trái ngược nhau về vấn
đề kết hôn với người nước ngoài. Có thể chia ra hai quan điểm chính: ủng
hộ và phản đối.

Những ý kiến phản đối việc phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, vì đó thực chất là buôn bán phụ nữ: “
cả một dịch vụ mua bán phụ nữ Việt Nam cho người nước ngoài diễn ra và
vẫn còn tiếp tục diễn ra rộn rịp, phát đạt, vui vẻ, không hề giấu diếm,
một ngành buôn người thật sự
”(Nguyên Ngọc, 2006)

Ý kiến ủng hộ, nhìn từ bên ngoài: trong bài
viết của mình, Han Guk Yeom – đại diện Trung tâm Nhân quyền của phụ nữ
nhập cư tại HQ – đăng trên báo Joong Ang, một tờ báo lớn của HQ, đã viết
rằng: “Sự thay đổi về cách nhìn nhận phụ nữ châu Á là điều quan
trọng nhất. Xem cuộc hôn nhân của phụ nữ nhập cư với đàn ông Hàn quốc
như “một cách chạy trốn đói nghèo” là một cách nhìn kỳ thị và sai lầm.
Nếu mọi người tiếp tục nghĩ họ “lấy chồng vì tiền” thì sẽ rất khó ngăn
chặn tình trạng vi phạm nhân quyền và nguy cơ buôn người….. Chúng ta nên
nhìn nhận họ như những người tiên phong trong cuộc sống và tôn trọng họ
”(Tuổi trẻ, ngày 5.5.2006)

Có thể thấy, các quan chức nước ngoài cũng ủng hộ
việc kết hôn của nam giới HQ với phụ nữ Việt Nam, qua cái nhìn tích cực
của tuỳ viên báo chí và thông tin đại sứ HQ tại Việt Nam “Hàn quốc phải cảm ơn Việt Nam vì đã cho chúng tôi những cô dâu ngoan và tuyệt vời”, bởi lẽ khó khăn trong hôn nhân của đàn ông HQ đang là một vấn đề xã hội “Một
vấn đề xã hội lớn hiện nay tại HQ là nhiều người đàn ông, nhất là ở
nông thôn, rất khó lập gia đình. Nên đàn ông HQ muốn lấy vợ Việt Nam vì
họ có thể chia sẻ việc chăm sóc cha mẹ già yếu, và chung sức lo cho gia
đình
” (Lao Động, 27.4. 2006). Theo số liệu của Văn phòng thống kê
quốc gia Hàn quốc “35.9% thanh niên HQ ở các làng nông thôn và chài lưới
kết hôn trong năm ngoái đều lấy vợ nước ngoài” (Tuổi trẻ, 5.5.2006)

Sự tán đồng từ trong nước: nguyên tổng biên tập báo Tuổi trẻ Lê Văn Nuôi cho rằng “Hôn
nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương
và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường. Nhưng chỉ bình thường và
đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá
trình giao tiếp, có tình yêu thật sự và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ
văn hoá để hội nhập văn hoá xứ người
”(Tuổi trẻ, 6.5.2006)

Hai luồng quan niệm trái ngược nhau trước hiện tượng
phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện của đặc tính
thống nhất và xung đột của dư luận xã hội.

5. Truyền thông đại chúng và sự điều chỉnh dư luận xã hội



Dư luận xã hội qua các phương tiện truyền thông đại
chúng không chỉ phản ánh thực trạng đời sống hôn nhân có yếu tố nước
ngoài, mà còn cho thấy quy trình của việc tuyển chọn “cô dâu”. Bên cạnh
đó, điểm nổi bật qua các bài viết trên phương tiện truyền thông đại
chúng đã cho thấy sự biến đổi về quan niệm, về giá trị hôn nhân có yếu
tố nước ngoài. Cộng đồng, xã hội không còn cái nhìn phán xét nghiêm ngặt
như trước, trong khi lên án những hành vi môi giới mà thực chất là buôn
bán phụ nữ, thì có sự khoan dung hơn với các em gái lấy chồng xứ người.


Không chỉ dư luận xã hội trong nước mà dư luận xã hội
ở nước ngoài cũng không tán đồng với những bài viết xúc phạm nhân phẩm
các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài (trường hợp bài viết trên báo
Chosun vừa qua đã cho thấy điều đó).

Điều quan trọng hơn, qua dự luận xã hội, đã tác động
đến các nhà lập pháp, những người xây dựng chính sách, để điều chỉnh
pháp luật cho phù hợp với hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong điều kiện
kinh tế, xã hội hiện nay. Bởi lẽ, các văn bản pháp lý hiện nay về hôn
nhân có yếu tố nước ngoài đã cho thấy có những bất cập so với thực tiễn.


Về vấn đề này, một lãnh đạo của bộ Tư pháp cho rằng “Bộ
Tư pháp sẽ phải sửa đổi luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, sẽ
có những quy định riêng về các điều kiện kết hôn với người nước ngoài.
Cụ thể, phải có đủ một số điều kiện (không quá chênh lệch về tuổi tác,
có hiểu biết lẫn nhau) và mục đích hôn nhân phải tự nguyện, tiến bộ.
Ngoài điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn hiện hành với người nước ngoài
cũng cần được sửa đổi. Theo đó, sẽ bắt buộc bên nam bên nữ phải có mặt
khi đăng ký kết hôn tại Việt Nam
.” (Phụ nữ, 5.5. 2006)[2]

Như bộ trưởng bộ Tư pháp Uông Chu Lưu trả lời báo chí “Sau
Chỉ thị 03, Bộ Tư pháp đã yêu cầu hôn nhân có yếu tố nước ngoài phải
tới Sở Tư pháp phỏng vấn, xác định mục đích hôn nhân là gì, trước khi
cho kết hôn. Thế nhưng, họ thường gửi hồ sơ đăng ký kết hôn sang HQ để
đăng ký kết hôn sau đó mới gửi về Việt Nam và chúng ta chỉ còn cách công
nhận. Vì thế, Bộ Tư pháp sẽ phải làm việc với Đại sứ HQ và cơ quan tư
pháp HQ để bàn biện pháp giải quyết. Ít ra phải có một hiệp định tương
trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân gia đình
”(Phụ nữ,5.5.2006).

Năm 2005, quan điểm của các nhà làm luật về việc sửa
đổi NĐ 68 trong lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài cho thấy động thái
điều chỉnh văn bản luật pháp trước thực tế hiện này “Hiện nay Bộ Tư
pháp đang hoàn tất sửa đổi NĐ 68, quy định trong hồ sơ đăng ký kết hôn,
hai bên vợ chồng phải có chứng chỉ chung (hoặc tiếng Anh, tiếng Việt,
tiếng Trung) và xác nhận của chính quyền địa phương về thời gian (tối
thiểu) mà hai bên đã tìm hiểu nhau (ví dụ bắt buộc là 3 tháng). Thứ hai,
bắt buộc hai bên phải trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở tư pháp địa phương chứ
không được uỷ quyền cho người môi giới. Thứ ba, trong hồ sơ kết hôn
phải có biên bản phỏng vấn và cán bộ tư pháp được giao phỏng vấn phải
chịu trách nhiệm nếu các “đương sự” có vấn đề
”.

Điều đó đã thành hiện thực, ngày 21 tháng 7 năm 2006
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ – CP sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều về quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài của Luật Hôn nhân và gia đình. Theo đó:

“…Sở Tư pháp có trách nhiệm thực hiện phỏng vấn
trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm
rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.


Việc đăng ký kết hôn cũng bị từ chối, nếu kết quả
phỏng vấn, thẩm định, xác minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới
bất hợp pháp; kết hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hôn không phù hợp với
thuần phong mỹ tục của dân tộc; lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ,
xâm hại tình dục với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác
” (Báo Hà nội mới, ngày 26.7.2006)

Đương nhiên, nếu chỉ có Luật pháp của Việt Nam sửa
đổi thì chưa hẳn đã có hiệu quả cao, nếu như các nước liên quan đến hôn
nhân có yếu tố nước ngoài không có những thay đổi về quy định, luật
pháp. Sẽ rất tốt nếu như các nước trong khu vực cũng có quan điểm như HQ
về vấn đề này, như thông báo của đại sứ HQ tại Việt Nam, về kết quả làm
việc của tổng thống HQ với các cơ quan chức năng nước này “theo đó,
HQ sẽ xây dựng một hệ thống tổng quát hỗ trợ phụ nữ nước ngoài đã kết
hôn và di cư đến HQ, giúp họ sớm ổn định cuộc sống
” (Báo PNVN, số 54/2006)

6. Làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài?

Chúng tôi quan niệm rằng, hôn nhân với người nước
ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Chúng
ta không thể vì những quan niệm cũ về hôn nhân ngoại bang, với sự kỳ thị
“me Tây”, “me Mỹ” như thời còn ngoại xâm mà lên án và ngăn chặn hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Không thể duy ý chí trong việc muốn hay không
muốn có hiện tượng kết hôn với người nước ngoài. Đây là một vấn đề bình
thường trong quá trình phát triển, giao lưu và hội nhập kinh tế, văn
hoá.

Điều quan trọng là, làm thế nào để giảm thiểu những
rủi ro cho những phụ nữ kết hôn với người nước ngoài? Theo chúng tôi,
nên chú ý đến một vài phương diện sau đây:

6.1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, tổ chức xã hội

Vấn đề kết hôn với người nước ngoài đã có từ lâu, và
thực sự rầm rộ trong khoảng mươi năm trở lại đây. Tuy nhiên, từ phía
cộng đồng, xã hội chưa thật sự quan tâm và các đoàn thể dường như cũng
bỏ qua, không thấy có vai trò và trách nhiệm trong chuyện này. Ngay cả
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, là tổ chức chính trị xã hội của Phụ nữ mà
cũng chưa thật quan tâm đến số phận các thành viên của Hội kết hôn với
người nước ngoài. Có thể thấy điều này trong thư của nguyên Thủ tướng Võ
Văn Kiệt gửi Chủ tịch Hội LHPNVN Hà Thị Khiết:

Tôi đã nhiều lần có thư nhắc nhở, kêu cứu đến các
cơ quan chức năng, các địa phương có nhiều chị em làm dâu xứ người. Cả
một hệ thống chính trị của Đảng từ trung ương đến các địa phương không
thấy có định hướng, tác động gì, cứ để mạnh ai nấy làm một cách tự phát
”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Chúng ta cần phải đi tìm lời giải cho câu hỏi của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt “Ai
có trách nhiệm phải giữ gìn truyền thống của phụ nữ Việt Nam và ai là
người có trách nhiệm trước nỗi nhục này, có khả năng làm giảm nỗi đau
này chăng?
”(Tuổi trẻ, 28.4.2006). Nhưng chúng ta biết rằng nhiều
bộ, ngành còn thiếu trách nhiệm trước hiện tượng kết hôn với người nước
ngoài. Ví dụ, trong khi Cục thống kê HQ có số liệu cụ thể về những
trường hợp kết hôn với người nước ngoài, thì ở Việt Nam “Cục thống kê
dường như “không thèm nắm mấy con số lặt vặt” đó. Bộ Tư pháp cũng không
phân tích số liệu phụ nữ Việt Nam lấy chồng các nước. Toà án tối cao
không thống kê tỷ lệ ly hôn với người nước ngoài, phân tích nguyên nhân.
Sở Tư pháp cấp giấy kết hôn với người nước ngoài, nhưng đến xin số liệu
phải đợi tách ra từng nước
”(Phụ nữ, 28.4.2006). Qua đó có thể thấy,
các tổ chức xã hội, các ngành chức năng còn thiếu quan tâm đến hiện
tượng hôn nhân có yếu tố nước ngoài của phụ nữ Việt Nam, và chưa có đơn
vị xã hội nào coi đó là nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

6.2. Vai trò của gia đình: giáo dục gia
đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất quan trọng không chỉ với
việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang bị cho con cái sự
hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những biến động, rủi
ro của cuộc đời. Với con gái, nếu người mẹ không quan tâm giáo dục con
mình về “công, dung, ngôn, hạnh” về “nữ công gia chánh” mà lại chỉ mong
gả bán con gái cho người ngoại quốc, thì nguy cơ với con gái họ thật khó
lường.

6.3. Hành trang cho các thôn nữ kết hôn với người nước ngoài.

Có một thực tế, “làn sóng” hôn nhân với người nước
ngoài những năm gần đây đa số là các em gái từ các vùng nông thôn, vùng
sâu vùng xa, học vấn thấp, ít hiểu biết. Vì thế, không thể bỏ mặc các em
ra đi làm dâu xứ người với hai bàn tay trắng, chỉ với ước mơ đổi đời.
Cần chuẩn bị cho các em hành trang thật tốt để đi làm dâu xứ người. Theo
quan điểm của chúng tôi, hành trang cho các em gái có nguyện vọng kết
hôn với người nước ngoài bao gồm:

6.3.1. Thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài:
cần cung cấp cho các em và cha mẹ những thôn nữ có mong muốn lấy chồng
nước ngoài về thực trạng đời sống của hôn nhân với người nước ngoài. Để
gia đình và các em có suy nghĩ chín chắn trước khi quyết định. Trên thực
tế, vì hầu hết các thôn nữ lấy chồng nước ngoài có trình độ học vấn
thấp, nhiều em chưa bao giờ tiếp cận với các phương tiện truyền thông
đại chúng, nên việc thiếu thông tin hoặc có thông tin sai lệch (qua môi
giới) khiến cho không ít em gái đã vỡ mộng và nuối tiếc vì quyết định
sai lầm của mình.

Có những thông tin đầy đủ và chính xác về người chồng
tương lai, về gia cảnh người chồng, về địa phương mà các em sẽ đến sinh
sống với vai trò người vợ, người con dâu trong gia đình cũng sẽ góp
phần giúp các em và gia đình cân nhắc trước khi quyết định lấy chồng
nước nào, ở đâu cho phù hợp với mình.

6.3.2. Các em cần được đào tạo, được học về làm vợ, làm dâu ở nước ngoài, với một số nội dung cơ bản, có thể là:

Về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền của nước mà các em sẽ đến làm dâu. Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó vụ trưởng Vụ hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp thì “Hầu hết trong 3 năm đầu, các cô dâu Việt rất khó hoà nhập với gia đình chồng vì không biết tiếng, chưa hiểu gia phong, tập tục.

Về điều này, lời khuyên của tuỳ viên báo chí và thông
tin đại sứ quán HQ rất đáng để cho những phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ
có ý định lấy chồng nước ngoài nói chung và lấy chồng HQ nói riêng tham
khảo “Tôi nghĩ trước khi có quyết định lấy chồng HQ họ nên chuẩn bị
cho những cách biệt văn hoá, ngôn ngữ và suy nghĩ. HQ tuy phát triển hơn
Việt Nam, nhưng cũng có những người phải sống rất khó khăn. Các cô gái
trẻ mang giấc mơ lấy chồng HQ để đổi đời cần suy nghĩ chín chắn, vì thực
tế không phải lúc nào cũng vậy
” (Lao động, 27.4.2006)

Về kỹ năng nội trợ, sử dụng các đồ dùng trong gia đình:
các em gái cần được học sử dụng các đồ dùng, tiện nghi trong gia đình
nước ngoài, biết nấu các món ăn cho người nước ngoài, nơi mà các thôn nữ
sẽ đến làm dâu.Thực tế cho thấy, có những trường hợp hôn nhân tan vỡ vì
cô dâu không làm tròn bổn phận của mình. Như trường hợp một đàn ông HQ
45 tuổi sau hai tháng lấy cô vợ Việt Nam 19 tuổi đã đòi ly dị và kiện
Viện bảo hộ người tiêu dùng HQ, đòi lại cho phí thủ tục kết hôn vì cô vợ
19 tuổi dậy muộn, không lo bữa ăn sáng cho con trai đang học cấp 3 của
chồng. Hay một ví dụ khác, một cô gái quê ở Đồng Tháp lấy chồng 2 năm mà
không biết nấu món ăn HQ cho nhà chồng. Rõ ràng, công việc tề gia nội
trợ là một nhiệm vụ không thể thiếu được khi lấy chồng nước ngoài như
HQ, Đài loan. Vì thế, học để làm nội trợ phục vụ gia đình cũng rất cần
thiết, và làm tốt điều này là yếu tố đảm bảo hôn nhân bền vững ở xứ
người.

Về ngôn ngữ: sẽ khó có thể làm tốt vai trò làm
vợ, làm dâu ở nước ngoài nếu các em gái không được học ngôn ngữ của
nước đó. Vì thế, các em gái trước khi kết hôn cần phải học ngôn ngữ của
quốc gia mà các em có ý định lấy chồng. Dù chúng ta không hy vọng các
thôn nữ học vấn thấp (thậm chí có em còn không biết đọc, viết) nhưng ít
ra cũng dạy cho các em biết được giao tiếp tối thiểu, có thể gọi tên các
đồ vật/phương tiện sinh hoạt trong gia đình,v.v.. Đây là tiền đề cho
các em có thể dần dần vượt qua được rào cản ngôn ngữ, dần dần hội nhập
vào cuộc sống gia đình ở nước ngoài.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới
góp phần làm giảm thiểu những rủi ro đối với các em gái lấy chồng nước
ngoài và mới xây dựng được những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài có
được hạnh phúc gia đình. Đó cũng là điều quan trọng mà dư luận xã hội
cần hướng tới. Cùng nhằm mục đích xây dựng đó, tôi nghĩ không chỉ ở
những nước của “cô dâu” mà cả ở những nước “chú rể” cũng cần có sự uốn
nắn của dư luận xã hội đối với những quan niệm lệch lạc về hạnh phúc con
người.




Tài liệu tham khảo



1.Ban Tư tưởng – Văn hoá trung ương, Nghiên cứu, sử dụng và định hướng Dư luận xã hội; Hà Nội, 1999.

2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002.

3. Nguyễn Quý Thanh, Bài giảng Xã hội học Dư luận xã hội, 2005.

4. Trần Thị Kim Xuyến, Nguyên nhân của phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long kết hôn với người Đài Loan, Tạp chí Xã hội học số 1(89) 2005.

5. Báo Hà Nội mới, ngày 13.7.2006; ngày 27.7.2006.

6. Báo Lao động, các số trong tháng 4-6/2006.

7. Báo Pháp luật Tp. HCM, ngày 9.9.2002.

8. Báo Phụ nữ Việt Nam, số 54, ngày 5.5.2006.

9. Báo Phụ nữ Tp. HCM, các số trong tháng 4-6/2006.

10. Báo Tuổi trẻ, các số trong tháng 4-6/2006.

11. Tạp chí Tia Sáng, số 9 tháng 5.2006.
Về Đầu Trang Go down
 
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIẢI QUYẾT CÁC HỒ SƠ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI: MỖI NƠI MỘT KIỂU
» THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI CƠ QUAN ĐẠI DIỆN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
» MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
» Bài tập môn pl người VN lao động nước ngoài từ câu 1 đến câu 4
» Hướng dẫn về chủ đề tranh luận môn Kỹ năng nghiên cứu và lập luận.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM  :: HỌC TẬP :: HỌC KÌ 5-
Chuyển đến