DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI FORUM LỚP DÂN SỰ 34B TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phần mềm học 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng nhất - 100% Hiệu Quả
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby thongpro31 Sat May 16, 2015 2:03 pm

» Cơ hội để sinh viên khoá sau tiếp tục sử dụng diễn đàn
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Sun Mar 16, 2014 10:59 pm

» Sài Gòn Web Đẹp - Chuyên cung cấp sỉ lẻ Smart phone và thiết kế website trọn gói cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức với giá siêu rẻ
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Fri Sep 13, 2013 10:17 am

» Thông báo về lễ tốt nghiệp
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:29 pm

» Thông báo tuyển chuyên viên luật tại Quảng Ngãi
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:22 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby kaka Sun Aug 25, 2013 6:19 pm

» Quy trình tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Tuyển cộng tác viên đăng tin quảng cáo làm việc tại nhà
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:21 pm

» Nghị quyết mới môn LTTDS
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Ngo Tam Sat Jun 29, 2013 11:27 pm

» THÔNG BÁO VỀ LỊCH ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Jun 27, 2013 11:32 am

» Điểm bộ phận TTHS
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Apr 25, 2013 7:48 pm

» Về đề thi môn TTHS (Mới nhất)
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Mon Apr 08, 2013 10:48 pm

» Nhanh tay click - ăn cháo sạch dài lâu
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby 4TCenter Fri Mar 29, 2013 2:55 pm

» Ôn tập TTHC
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeby Admin Thu Mar 28, 2013 7:15 pm

Monthly Hot Music

Top posters
kaka
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
ronaldo
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
Admin
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
hoàngngấn
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
EnbacMIG
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
MoonQn307
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
darkcrystal_hongxuan
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
heomoiden
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
thuha_qt
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
vanlinh
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_leftLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_centerLUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Poll_right 
Advertisements
Lượt truy cập
thiết kế website giá rẻ Smart phone giá sốc
SEO website 
Liên kết
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar

 

 LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN

Go down 
Tác giảThông điệp
kaka
Forum VIP
Forum VIP



Tổng số bài gửi : 466
Points : 5251
Thanks : 0
Join date : 14/08/2011

LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Empty
Bài gửiTiêu đề: LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN   LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Icon_minitimeThu Sep 01, 2011 7:20 pm

LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN Bankruptcy-aheadTHÁI NGUYÊN TOÀN – Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam

Luật Phá sản được Quốc
hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15/10/2004 và thay thế Luật phá sản doanh nghiệp
năm 1993. Đây là cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho ngành Tòa án nhân
dân giải quyết hậu quả pháp lý của các doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào
tình trạng phá sản. Tuy nhiên, khi áp dụng Luật Phá sản vào thực tiễn
đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, làm cho công tác giải quyết các
việc phá sản gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và gây thiệt hại
tài sản của doanh nghiệp mở thủ tục phá sản như:


Xử lý tài sản, vật kiến trúc của doanh nghiệp gắn liền trên đất thuê của Nhà nước. Nhiều
doanh nghiệp được thành lập và thuê đất của Nhà nước đầu tư vốn liếng
xây dựng trụ sở làm việc, nhà xưởng… để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên,
trong hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng may gặp rũi ro, đưa đẩy doanh
nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài, đã có nhiều phương án phục
hồi hoạt động kinh doanh, nhưng không khắc phục được và các chủ nợ yêu
cầu Tòa án giải quyết tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản để thu hồi lại
vốn cho vay. Trong thời gian Tòa án đang giải quyết, UBND có thẩm quyền
thu hồi lại đất cho doanh nghiệp thuê xây dựng trụ sở làm việc, nhà
kho, nhà xưởng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn,
Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh Quảng Nam (sau đây xin viết tắt là
VTNN) là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh doanh những mặt hàng
phân bón, thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp cho các địa phương trong
tỉnh, nhưng việc kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài và mất
khả năng thanh toán nợ đến hạn cho các chủ nợ với số tiền trên 25 tỷ
đồng và trên 258 ngàn USD. Cuối năm 2005, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng
Nam mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ nợ và Tổ quản lý, thanh
lý tài sản kiểm kê, định giá tài sản với tổng số tiền vỏn vẹn trên 2,8
tỷ đồng. Đến đầu năm 2008, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định thu
hồi lại 648m2 đất của Công ty VTNN thuê xây dựng nhà làm
việc, đồng thời quyết định phê duyệt giá khởi điểm nhà làm việc, vật
kiến trúc trên đất của Công ty VTNN là 875.000.000 đồng và quy định tổ
chức, cá nhân trúng đấu giá nhà, vật kiến trúc trên đất được lựa chọn
hình thức giao đất nộp tiền sử dụng đất một lần hoặc thuê đất trả tiền
thuê hằng năm theo quy định của pháp luật.



Trên thực tế, UBND tỉnh Quảng Nam thu hồi lại
đất cho doanh nghiệp thuê để giao cho Trung tâm Quan trắc và phân tích
môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh quản lý, sử dụng làm
trụ sở làm việc. Do đó, không có tổ chức, cá nhân nào đấu giá mua tài
sản trên đất này để phải tháo dỡ lấy phế liệu! Vì vậy, giá khởi điểm
tài sản của Công ty VTNN cũng là giá mua của Sở Tài nguyên & Môi
trường tỉnh từ nguồn vốn ngân sách nhà nước địa phương. Trong khi đó,
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương tỉnh Quảng Ngãi là
chủ nợ chính đã nhiều lần xin mua nhà làm việc, vật kiến trúc gắn liền
với quyền sử dụng đất để trừ nợ Công ty VTNN vay 1.138.931.374 đồng và
trên 258 ngàn USD (tương đương 5,272 tỷ đồng theo thời giá năm 2008),
nhưng vẫn không được UBND tỉnh Quảng Nam chấp nhận. Rõ ràng, Công ty
VTNN Quảng Nam và Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
tỉnh Quảng Ngãi phải gánh chịu thiệt hại vật chất khá lớn về tài sản
hình hành từ vốn vay.

Hoặc, Công ty VTNN Quảng Nam thuê của UBND thành phố Đà Nẵng 13.294m2
đất, xây dựng nhà kho và đặt Văn phòng đại diện tại địa phương này. Sau
khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì UBND thành phố Đà Nẵng
có Quyết định 5488/QĐ-UBND ngày 13/7/2007 thu hồi lại toàn bộ diện tích
đất cho thuê và giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố lập thủ
tục cho Công ty Cổ phần Trường Xuân thuê lại để sản xuất kinh doanh.
Đến ngày 15/01/2009, UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định 580/QĐ-UBND
phê duyệt giá trị đền bù, hỗ trợ thiệt hại cho Công ty VTNN Quảng Nam
1.497.397.266 đồng và giao cho Công ty Quản lý – Khai thác đất thành
phố có trách nhiệm chi trả khoản tiền này cho Công ty VTNN Quảng Nam từ
nguồn vốn của Công ty Cổ phần Trường Xuân. Thế nhưng, từ đó đến nay
Công ty Cổ phần Trường Xuân không chuyển 1.497.397.266 đồng cho Công ty
Quản lý – Khai thác đất thành phố, để Công ty này thực hiện việc chi
trả hỗ trợ thiệt hại cho Công ty VTNN Quảng Nam theo quyết định của
UBND thành phố Đà Nẵng. Như vậy, tài sản trên đất thuê của Cty VTNN
Quảng Nam tại thành phố Đà Nẵng được hình thành từ vốn vay, nhưng doanh
nghiệp này không có quyền định đoạt để bán đấu giá tài sản của mình và
sáu năm trôi qua, mà công tác giải quyết việc phá sản của Công ty VTNN
Quảng Nam vẫn chưa đủ điều kiện để Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam tuyên
bố doanh nghiệp bị phá sản.

Trường hợp khác, Công ty Mía đường Quảng Nam được Bộ
Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thành lập năm 2000 và được
Sở Tài nguyên & Môi trường Quảng Nam ký hợp đồng cho thuê 65.180 m2đất với giá 1.087,5 đồng/m2/năm,
thời hạn sử dụng 50 năm. Ngoài ra, nội dung đồng còn ghi nhận: “Trường
hợp bên thuê đất bị chia tách, sáp nhập, chuyển đổi doanh nghiệp hoặc
chuyển nhượng tài sản cho các tổ chức cá nhân khác mà tạo nên pháp nhân
mới thì phải lập thủ tục thuê đất trong thời gian còn lại”. Tuy nhiên,
trong thời gian sản xuất kinh doanh, Công ty Mía đường Quảng Nam luôn
bị thua lỗ kéo dài và mất khả năng thanh toán nợ vay đến hạn của các
chủ nợ 295 tỷ đồng và trên 03 triệu USD. Năm 2006, Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Nam mở thủ tục phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài sản kiểm kê,
bán đấu giá tài sản là trụ sở làm việc, nhà xưởng, máy móc thiệt bị…
hình thành trên đất thuê được 47,680 tỷ đồng. Biên bản bán đấu giá tài
sản ngày 25/3/2008 ghi nhận “người trúng đấu giá tài sản được hưởng mọi
chính sách của UBND tỉnh Quảng Nam và tiếp tục lập thủ tục thuê đất để
sản xuất kinh doanh”. Thế nhưng trước đó, UBND tỉnh Quảng Nam đã có các
quyết định thu hồi lại toàn bộ diện tích đất đã cho Công ty Mía đường
Quảng Nam thuê, để giao cho UBND xã Quế Cường, huyện Quế Sơn quản lý.
Và buộc đơn vị trúng đấu giá tài sản phải tháo dỡ toàn bộ trụ sở làm
việc, nhà xưởng, máy móc, thiệt bị hình thành trên đất để giao trả lại
đất cho Nhà nước.

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về mua bán tài sản thanh lý. Sau
khi thu được tiền bán đấu giá tài sản của Công ty Mía đường Quảng Nam,
Tổ quản lý, thanh lý tài sản chưa trừ 2.654.781.794 đồng thuế giá trị
gia tăng cho Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt, mà vội vã
lập phương án phân chia tài sản có bảo đảm cho Chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) thành phố Đà Nẵng trên
33,78 tỷ đồng; Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng Nam trên 10,8 tỷ
đồng. Do đó, Công ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt yêu cầu hoàn
trả lại thuế giá trị gia tăng trong lô hàng mua đấu giá nêu trên. Tổ
Thẩm phán – TAND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 01/2009/QĐ-TTP ngày
09/11/2009 giải quyết: Chấp nhận yêu cầu của Công ty Cổ phần xây dựng
thương mại Cửa Việt; buộc Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng
hoàn trả số tiền 909.377.410 đồng; Chi nhánh Ngân hàng phát triển Quảng
Nam hoàn trả số tiền 727.651.003 đồng cho Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Công ty Mía đường Quảng Nam, để hoàn trả thuế giá trị gia tăng cho Công
ty Cổ phần xây dựng thương mại Cửa Việt. Tuy nhiên, việc hoàn thuế giá
trị gia tăng có nhiều quan điểm khác nhau: Về phía Ngân hàng cho rằng
tài sản hình thành từ vốn vay, khi thanh lý bán tài sản đó để thu hồi
lại vốn thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Ngược lại, về phía
doanh nghiệp mua đấu giá tài sản bao gồm cả thuế giá trị gia tăng. Do
đó, người trúng đấu giá tài sản yêu cầu phải hoàn thuế giá trị gia tăng
đã nộp cho Nhà nước. Sự việc mãi dằng co từ cuối năm 2009 đến nay vẫn
chưa ngã ngũ, nên Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam chưa thể tuyên bố phá
sản đối với Công ty Mía đường Quảng Nam.

Công tác thu hồi nợ đối với doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản.
Khi doanh nghiệp được thành lập luôn tạo nhiều mối quan hệ liên doanh,
liên kết, hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa qua lại ở nhiều địa
phương trong cả nước. Trong mối quan hệ thương mại, các doanh nghiệp,
cá nhân có thể là chủ nợ hoặc con nợ của nhau. Nếu doanh nghiệp, cá
nhân là chủ nợ thì họ có quyền và trách nhiệm báo cáo cho Tổ quản lý,
thanh lý tài sản biết liệt kê vốn vào danh sách chủ nợ và chờ khi có
phương án phân chia tài sản để được nhận lại toàn bộ hoặc một phần tài
sản mà doanh nghiệp, cá nhân đã đầu tư vào doanh nghiệp bị lâm vào tình
trạng phá sản. Ngược lại, nếu con nợ là doanh nghiệp thì công tác thu
hồi nợ gặp nhiều khó khăn, bởi các con nợ thường tìm mọi cách né tránh
công nợ phải trả như là Giám đốc Công ty đi công tác xa không biết khi
nào về, hoặc doanh nghiệp đang đầu tư vào các dự án lớn, nên chưa tính
đến việc thanh toán nợ phải trả, v.v.. Đối với con nợ là cá nhân làm
đại lý và chủ yếu là cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp lâm vào
tình trạng phá sản, họ phải tự đi tìm kế sinh nhai ở nhiều địa phương
khác nhau và không có địa chỉ rõ ràng, cho nên công tác thu hồi nợ đối
với cá nhân lại càng khó khăn và phức tạp hơn, không khác gì đi “mò kim
đáy biển”.

Qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tư pháp của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam giải quyết việc
phá sản doanh nghiệp đối với Công ty Mía đường và Công ty Vật tư nông
nghiệp Quảng Nam, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam đã
có kiến nghị với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, phối hợp với Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo các đơn vị, tổ chức liên quan thực hiện
nghĩa vụ của mình để Tổ Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải
quyết dứt điểm việc phá sản của hai doanh nghiệp này. Đồng thời, qua
công tác kiểm sát trong lĩnh vực này, chúng tôi rút ra được những
nguyên nhân tồn tại như:

- Sự chồng chéo, thiếu đồng bộ giữa Luật Phá sản với
Luật Thi hành án dân sự và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành
như: Luật Phá sản quy định chung cho Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn
giám sát, tiến hành thủ tục phá sản. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm
thì cung cấp tài liệu cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để xem xét
việc khởi tố về hình sự và vẫn tiến hành thủ tục phá sản theo quy định
của Luật này (Điều Cool, nhưng thẩm quyền của Thẩm phán giải quyết việc
phá sản đến đâu chưa được Luật Phá sản quy định rõ ràng cụ thể. Nhất là
các quyết định ngoại lệ trong quá trình giải quyết khiếu nại; áp dụng
biện pháp chế tài để thực hiện các quyết định của mình về thủ tục phá
sản. Đối với Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản được Luật Phá sản
quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức thi hành quyết định của Thẩm
phán theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Trong khi đó,
Luật Thi hành án dân sự không cho phép Thủ trưởng Cơ quan thi án án
dân sự ra các quyết định thi hành án đối với các quyết định của Thẩm
phán tiến hành thủ tục phá sản, kể cả quyết định áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời (Điều 138). Như vậy, Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ quản
lý, thanh lý tài sản đứng cửa giữa đành bó tay, không thể tổ chức thi
hành quyết định của Thẩm phán trong phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11/7/2006 của
Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc
biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Qua đó, Tổ
trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ có quyền đề nghị Thẩm phán ra
các quyết định tuyên bố giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện
vô hiệu; doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực
hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhằm bảo toàn tài sản; thu hồi
tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác
xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý
tài sản chỉ được phép quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi
hành án theo quy định pháp luật về thi hành án dân sự, nhưng Luật Thi
hành án dân sự không cho phép Chấp hành viên ra các quyết định về thi
hành án. Do đó, Chấp hành viên làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài
sản không thể tự mình thực hiện công vụ ngoài phạm vi pháp luật cho
phép.

- Trong thực tiễn, cá nhân, doanh nghiệp trước khi
vay tiền của các tổ chức tín dụng, đã thế chấp bất động sản là nhà ở,
đất ở, máy móc, thiết bị…Khi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh thua lỗ,
không trả được nợ cho Ngân hàng và xảy ra tranh chấp phải đệ đơn hầu
Tòa giải quyết. Đến lúc này mới thấy nhiều tổ chức tín dụng “lách luật”
bằng cách xác định giá trị tài sản thế chấp tăng gấp nhiều lần so với
thực tế, để cho khách hàng vay vốn không vượt quá 70% giá trị tài sản
thế chấp, cho nên việc kê biên tài sản bán đấu giá để thi hành án thu
hồi nợ cho chủ nợ đã gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, Bộ Luật dân sự năm
2005 (Điều 342) và Luật Kinh doanh bất động sản (Điều 7) quy định “Tài
sản thế chấp cũng có thể là tài sản hình thành trong tương lai”, bao
gồm: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ
hợp pháp chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp
luật đối với nhà, công trình đã có sẵn; giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ
dự án và thiết kế, bản vẽ thi công đã được phê duyệt đối với nhà, công
trình xây dựng… Do đó, các doanh nghiệp, cá nhân đem những loại giấy tờ
này thế chấp cho các tổ chức tín dụng để vay vốn, nhưng đằng sau việc
sử dụng vốn của các doanh nghiệp, cá nhân có đúng mục đích theo giấy tờ
thế chấp hay không là một vấn đề nan giải.

- Điều không kém phần quan trọng về công tác kiểm
tra giám sát thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiêp, hợp tác xã,
Luật Phá sản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
nhân dân còn mang tính chung chung như: “Viện kiểm sát nhân dân kiểm
sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản
theo quy định của Luật này và Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (Điều
12). Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp chỉ có quyền kháng nghị
đối với hai loại quyết định là quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản
(Điều 83) và quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
(Điều 91), nhưng Luật không quy định Tổ Thẩm phán hoặc Tổ quản lý,
thanh lý tài sản chuyển hồ sơ việc phá sản cho Viện kiểm sát cùng cấp
nghiên cứu, xác định tính hợp pháp về các quyết định của Tổ Thẩm phán
ban hành, để đảm bảo cho việc kháng nghị của Viện kiểm sát đúng pháp
luật. Hoặc, Luật Phá sản cũng không quy định Viện kiểm sát cùng cấp
được quyền tiếp cận, xem xét hồ sơ do Tổ Thẩm phán hoặc Tổ quản lý,
thanh lý tài sản xác lập như: Việc xác định công nợ của các chủ nợ, con
nợ; kiểm kê, định giá, bán đấu giá tài sản; lập phương án phân chia tài
sản, thanh toán cho các chủ nợ có vô tư khách quan hay không? Và điều
quan trọng là giám sát việc lập hồ sơ miễn, giảm để xóa nợ cho con nợ
không có điều kiện thi hành án có đúng đối tượng thuộc diện chính sách
hay không? Viện kiểm sát nhân dân chỉ xem xét các quyết định về thủ tục
phá sản của Tổ Thẩm phán gửi đến (Điều 29 LPS), thì không thể nắm vững
nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và tiến độ giải quyết việc phá
sản để kháng nghị hoặc kiến nghị khắc phục, sửa chữa những tồn tại
trong việc giải quyết phá sản.

- Thẩm phán và Chấp hành viên được phân công giải
quyết việc phá sản chưa có kinh nghiệm, do đó luôn bị động lúng túng
nên đã dẫn đến những sai sót nhất định khi áp dụng pháp luật vào thực
tiễn. Mặt khác, Thẩm phán và Chấp hành viên ngại vướng trách nhiệm cá
nhân, phải bồi thường thiệt hại khi thực hiện các biện pháp giải quyết
việc phá sản. Hơn nữa, thành viên trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản là
những người đại diện cho chủ nợ, đại diện cho doanh nghiệp bị mở thủ
tục phá sản thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm theo sự phân công của người
quản lý trực tiếp, nhưng công việc kiêm nhiệm không phải là nhiệm vụ
chuyên môn chính của họ, nên sự phối hợp tham gia của những thành viên
này thiếu nhiệt tình cùng Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong công tác
thu hồi giải quyết công nợ. Và suy cho cùng, hậu quả kinh doanh thua lỗ
dẫn đến phá sản không phải bản thân của những người đại diện gây ra, mà
do nhiều nguyên nhân “tế nhị” trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
chủ doanh nghiệp đẻ ra.

- Ngoài ra, Kinh phí hoạt động của Tổ quản lý, thanh
lý tài sản chủ yếu sử dụng từ nguồn kinh phí của cơ quan thi hành án
dân sự, nhưng công tác thu hồi nợ của con nợ quá nhiều và nằm rải rác ở
nhiều tỉnh, thành khác nhau, do đó nguồn kinh phí của cơ quan thi hành
án dân sự không thể đáp ứng yêu cầu phục vụ cho Tổ quản lý, thanh lý
tài sản. Và chế độ thù lao cho những người làm công tác này quá khiêm
tốn, cho nên công tác đi thu hồi nợ còn nhiều hạn chế nhất định.

Thiết nghĩ, Quốc hội cần quan tâm sửa đổi, bổ sung Luật
Phá sản năm 2004, nhằm khắc phục sự chồng chéo, bất cập giữa các văn
bản pháp luật, tạo sự đồng bộ giữa các quy định của Luật Phá sản, Luật
Thi hành án dân sự và những văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh
vực phá sản. Có như vậy mới tạo điều kiện cho các ngành, tổ chức, cá
nhân phối hợp giải quyết tốt việc phá sản của các doanh nghiệp, hợp tác
xã.

SOURCE: TẠP CHÍ KIỂM SÁT ĐIỆN TỬ
Về Đầu Trang Go down
 
LUẬT PHÁ SẢN CÒN NHIỀU BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Kiếm tiền kiểu này hay và thiết thực nhỉ
» NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
» ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ: ĐÒI BỒI HOÀN TIỀN THUÊ LUẬT SƯ, ĐƯỢC KHÔNG?
» THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN: RỐI CHUYỆN ỦY QUYỀN TRONG ÁN DÂN SỰ
» NHẬP, TÁCH VỤ ÁN DÂN SỰ – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM  :: HỌC TẬP-
Chuyển đến