DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI FORUM LỚP DÂN SỰ 34B TRƯỞNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM


 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Latest topics
» Phần mềm học 3000 từ vựng tiếng anh thông dụng nhất - 100% Hiệu Quả
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby thongpro31 Sat May 16, 2015 2:03 pm

» Cơ hội để sinh viên khoá sau tiếp tục sử dụng diễn đàn
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Sun Mar 16, 2014 10:59 pm

» Sài Gòn Web Đẹp - Chuyên cung cấp sỉ lẻ Smart phone và thiết kế website trọn gói cho cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức với giá siêu rẻ
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Fri Sep 13, 2013 10:17 am

» Thông báo về lễ tốt nghiệp
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:29 pm

» Thông báo tuyển chuyên viên luật tại Quảng Ngãi
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Wed Aug 28, 2013 2:22 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby kaka Sun Aug 25, 2013 6:19 pm

» Quy trình tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên hệ chính quy
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Tuyển cộng tác viên đăng tin quảng cáo làm việc tại nhà
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:24 pm

» Chủ đề: THẺ VISA TRẢ TRƯỚC (PREPAID CARD)
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby ronaldo Sun Aug 25, 2013 12:21 pm

» Nghị quyết mới môn LTTDS
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Ngo Tam Sat Jun 29, 2013 11:27 pm

» THÔNG BÁO VỀ LỊCH ÔN TẬP VÀ THI TỐT NGHIỆP
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Thu Jun 27, 2013 11:32 am

» Điểm bộ phận TTHS
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Thu Apr 25, 2013 7:48 pm

» Về đề thi môn TTHS (Mới nhất)
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Mon Apr 08, 2013 10:48 pm

» Nhanh tay click - ăn cháo sạch dài lâu
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby 4TCenter Fri Mar 29, 2013 2:55 pm

» Ôn tập TTHC
Kinh tế tri thức Icon_minitimeby Admin Thu Mar 28, 2013 7:15 pm

Monthly Hot Music

Top posters
kaka
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
ronaldo
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
Admin
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
hoàngngấn
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
EnbacMIG
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
MoonQn307
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
darkcrystal_hongxuan
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
heomoiden
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
thuha_qt
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
vanlinh
Kinh tế tri thức Poll_leftKinh tế tri thức Poll_centerKinh tế tri thức Poll_right 
Advertisements
Lượt truy cập
thiết kế website giá rẻ Smart phone giá sốc
SEO website 
Liên kết
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     
CalendarCalendar

 

 Kinh tế tri thức

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
heomoiden
Forum Fan
Forum Fan
heomoiden


Tổng số bài gửi : 47
Points : 5174
Thanks : 9
Join date : 21/05/2010
Age : 32
Đến từ : Tp. HCM

Kinh tế tri thức Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh tế tri thức   Kinh tế tri thức Icon_minitimeSat Jun 05, 2010 11:33 am

hôm bữa thuyết trình "Kinh tế tri thức" có mấy bạn đề nghị t post bài này lên đây cho tiện tham khảo. Vấn đề này có rất nhiều thứ để nói nhưng t chỉ trình bày trọng tâm theo sườn bài của thầy. Ai có ý kiến ý cò j cứ pm nhá pig

I/ Quá trình phát triển của kinh tế tri thức

- Từ những thập niên 60 của thế kỷ 20, kinh tế tri thức đã manh nha xuất hiện trong đời sống kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ.
- Năm 1962, lần đầu tiên khái niệm kinh tế kiến thức ra đời trong một công trình nghiên cứu của Fritz Machlup với nhan đề: Sản xuất và phân phối kiến thức ở Hoa Kỳ.
- Những năm 1970, nổi lên khái niệm kinh tế thông tin trong một công trình của Marc Porat khi nghiên cứu về việc phát triển của các khu vực kinh tế ở Mỹ từ giữa thế kỷ 19 đến năm 1970.
- Đến năm 1990, xu hướng bắt đầu thống nhất kể từ khi Tổ chức nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đưa ra khái niệm kinh tế tri thức trên cơ sở xác định tính chất của loại hình kinh tế này.
- Sáu năm sau - năm 1996- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế ( OECD) điều chỉnh lại với tên gọi sát hợp hơn: Kinh tế dựa trên tri thức.

II/ Kinh tế tri thức là gì?

- Đến năm 2000, tổ chức OECD lại có định nghĩa rõ ràng hơn đó là: Nền kinh tế trong đó sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Nói cách khác, kinh tế tri thức là kinh tế dựa trên tri thức.

III/ Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức

- Thứ nhất là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Thứ hai là sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất.
- Thứ ba là việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng.
- Thứ tư là các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản.
- Thứ năm là xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp.
- Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời.
- Thứ bảy, vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm.
- Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới.
- Thứ chín, nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
- Thứ mười là sự thách thức đối với văn hoá. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân cũng tăng cao. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó ngăn chặn.

IV/ Việt Nam và nền kinh tế tri thức

1/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI Việt Nam

a/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI Khoa học công nghệ:
- Trước xu hướng phát triển kinh tế tri thức, khoa học công nghệ từng bước trở thành lực lượng lao động quan trọng và trực tiếp. Sự biến đổI vị thế của khoa học công nghệ đã làm cho nhóm ngành này có những bước phát triển vượt trộI cả về số lượng và chất lượng. Đáng chú ý nhất là ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ sinh học.
- Hiện nay, không ai phủ nhận sự phát triển nhanh, mạnh của ngành Công nghệ thông tin, ngành này trực tiếp len lõi vào mọI lĩnh vực của đờI sống xã hộI đồng thờI nó còn là đòn bẩy giúp các ngành khoa học khác phát triển. Cũng như nhiều quốc gia trên thế giớI, Việt Nam có sự đầu tư đáng kể cho ngành khoa học có thể mang lạI lợI nhuận khổng lồ này.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin được tiến hành trong mọI lĩnh vực của cuộc sống, mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp đất nước, nối vớI hần hết các tổ chức và gia đình.
- Các sản phẩm phần mềm mang thương hiệu Việt đã và đang xuất hện trên thị trường như một sản phẩm hàng hóa bên cạnh những sản phẩm vật chất truyền thống. [dẫn chứng: máy rút tiền ATM do TS. Đỗ Đức Cường phát minh, hiện nay có khoảng 5000 máy ATM trên khắp cả nước]
- Sự phát triển của Công nghệ sinh học tạo tiền đề cho Y học phát triển mạnh. Đến nay, Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp sản xuất vắc xin phục vụ nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu. Gần đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ và tạo ra quy trình sản xuất vaccine viêm gan B thế hệ mới dựa trên công nghệ ADN (vaccine tái tổ hợp)...
b/ Tác động của nền kinh tế tri thức đốI vớI cơ cấu kinh tế - xã hộI
Sự xuất hiện các xí nghiệp sản xuất được tự động hóa cao độ và rất linh hoạt, do tác động đồng bộ của tiến bộ khoa học trong hàng loạt lĩnh vực, mà đặc biệt là trong Công nghệ kỹ thuật tin học và truyền thông.
Bên cạnh ứng dụng các thành tựu công nghệ cao trong công nghiệp, ngành nông nghiệp ở nước ta cũng đang dần cảI tiến và hoàn thiện, sử dụng nhiều hơn các thiết bị hiện đạI trong quá trình tạo ra sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nông dân đã tự tìm tòi và chế tạo ra các máy móc phục vụ sản xuất, lai tạo thành công nhiều giống cây trồng cho năng suất cao.

2/ Thực trạng kinh tế - xã hộI Việt Nam

a/ Thuận lợi
- Qua 20 năm đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất trên thế giới, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; là nước có thành tích giảm nghèo được thế giới khen ngợi; đời sống nhân dân nâng cao rõ rệt.
- Bên cạnh đó, nước ta còn có nguồn lực bên trong:
+ Điều kiện chính trị xã hội ổn định
+ Nguồn nhân lực dồI dào giá rẻ
+ Lực lượng tri thức Việt Nam ngày càng phát triển mạnh
+ Chính sách thu hút đầu tư của Đảng và Nhà nước
- Nguồn lực bên ngoài:
+ Việt Nam gia nhập vào các tổ chức khu vực, thế giớI: WTO, Liên Hợp Quốc.
+ Sự hợp, tác đầu tư từ các nước phát triển
+ Tác động của xu thế toàn cầu hóa
b/ Khó khăn
- Qua 20 năm đổi mới, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh của nền kinh tế còn rất thấp, còn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, và đặc biệt là đang có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước khác, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển tiếp từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin và tri thức.
- Cơ cấu kinh tế vẫn còn nặng về nông nghiệp và khai thác tài nguyên
- Giá trị xuất khẩu tuy khá cao, nhưng hiệu quả thấp.
- Hạn chế chuyển giao công nghệ do lạc hậu về nhận thức; khó khăn về vốn; thiếu kinh nghiệm lựa chọn, mua bán công nghệ. Tỷ lệ đổi mới máy móc thiết bị của VN hằng năm chỉ đạt 8-10%, trong khi ở các nước trong khu vực thì tỷ lệ này đạt 15-20%.
=> Khái quát lại, nền kinh tế VN đang còn là nền kinh tế dựa chủ yếu vào tài nguyên và lao động.

3/ Phương hướng phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Có 3 nhân tố cơ bản quyết định sự hình thành nền kinh tế tri thức:
a/ Nhân lực
- Yếu tố quyết định của mọI nền kinh tế là nguồn nhân lực, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức phụ thuộc hoàn toàn vào ngườI có tri thức, có trình độ cao
- Nước ta có dân số động, lực lượng lao động dồI dào, tuy nhiên còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, để xây dựng độI ngũ trí thức, đề án “Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ gần vớI độI ngũ trí thức trong thờI kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, hộI nhập quốc tế” của HộI nghị trung ương 7 đã đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ, giảI pháp xây dựng độI ngũ trí thức:
+ Hoàn thiện môi trường và điều kiện thuận lợI cho hoạt động của trí thức.
+ Xây dựng, thực hện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức
+ Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồI dưỡng trí thức
+ Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động các hộI của trí thức
+ Nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo của Đảng đốI vớI độI ngũ trí thức
b/ Phát triển và đổI mớI công nghệ kỹ thuật
- VớI tình hình của nước ta hiện nay thì phương pháp hiệu quả nhất là dựa vào nguồn lực nước ngoài thông qua nhập công nghệ, hợp tác vớI nước ngoài, thực sự mở cửa để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Các biện pháp lâu dài:
+ Phát huy sức sáng tạo trong khoa học: chính sách đãi ngộ, tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.
+ Các chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học, đổI mới công nghệ, cơ chế quản lý kinh tế
+ Tăng đầu tư cho khoa học công nghệ
+ Phát triển các khu công nghệ cao
c/ Tạo lập cơ sở hạ tầng
- Xây dựng một cơ sở vật chất đầy đủ, bền vững, đặc biệt là hạ tầng thông tin.
- Cần ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm: luật CNTT, các quy định về chứng thực điện tử, giao dịch điện tử, thanh toán qua mạng. Thực thi nghiêm chỉnh luật sở hữu trí tuệ, có chính sách bảo hộ thương hiệu các sản phẩm công nghệ thông tin Việt Nam
- Nhà nước cần có những cảI cách về hành chính, tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng, an toàn, thiết lập một cơ chế ổn định, minh bạch để tạo một cơ sở cho sự cạnh tranh bình đẳng lành mạnh giữa các doanh nghiệp.
Về Đầu Trang Go down
dandelion
Forum Fan
Forum Fan
dandelion


Tổng số bài gửi : 15
Points : 5065
Thanks : 2
Join date : 03/07/2010
Age : 32
Đến từ : Đồng Nai

Kinh tế tri thức Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Kinh tế tri thức   Kinh tế tri thức Icon_minitimeSat Jul 03, 2010 2:35 pm

mình cũng đang đau đầu vì mấy bài này. Thanks Trúc nha!!! Very Happy
Về Đầu Trang Go down
 
Kinh tế tri thức
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» cau 5 chu the kinh doanh va pha san
» Lăng hoa kính
» CLIP KINH DỊ- BẠN NÀO SỢ ĐỪNG XEM
» đề thi tham khảo môn Kinh tế chính trị Mar-LN
» CÁC NHÓM LÀM HỒ SƠ ĐĂNG KÍ KINH DOANH VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DS34B.TK Diễn đàn lớp Dân Sự 34B ĐH Luật TPHCM  :: HỌC TẬP :: HỌC KÌ 2 :: MÁC-LÊNIN HP2-
Chuyển đến